KẾT NỐI CỘI NGUỒN TỘC HỌ TRƯƠNG VĂN (TRƯƠNG XUÂN)

21:52 - 29/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3958


      

    Sau Đại hội họ Trương Việt Nam  và  Đại hội họ Trương liên tỉnh Nghệ Tĩnh, nhân ngày Giỗ Tổ tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 17 tháng 12 năm Giáp Ngọ(2014), Đoàn tộc Trương xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã về dự hội thảo: " Nguồn gốc dòng tộc của hai tộc Trương ".  
Cuộc hội thảo đã căn cứ vào gia phả, tư liệu sử sách và truyền ngôn một cách cẩn thận, chi tiết, chân thực, lô gic, khoa học và đã đi đến kết luận đáp ứng lòng mong đợi của con cháu nhằm tìm ra cội nguồn : tộc Trương xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An  và tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh là cùng Thủy Tổ : Cụ Tổ đi từ phương Bắc (  Hà quận Chiết Giang ) sang xã Xuân Non (?), huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh sinh ra ba người con trai: Một người ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ, tôn thờ Tổ Tiên (Trương Phúc Thanh), hai người đi phò vua giúp nước thì một người định cư  tại Nghệ An (Hiệu Thanh Hòa tự Tịnh Không (giấu tên thật), một người vào đàng trong định cư ( Hà Tĩnh trở vào và hiện chưa rõ họ tên).
              - Định cư tại tại làng Long Ân, tổng Hoàng Trường, tỉnh Nghệ An là cụ Trương Nhất Lang (là người anh cả, sinh vào khoảng năm1505), hiệu Thanh Hòa, tự Tịnh Không (  Tịnh không: yên giấc ngàn thu không để lại tên) là người có chí, thông minh, võ nghệ cao cường, giỏi về y dược, làm quan dưới triều Lê, được Vua phong chức Tướng sỹ Lang y, phó Diệu phương...Đất nước bất ổn, cụ làm quan được Vua cử đi dẹp loạn (giặc). Cụ ghé về thăm vợ ở quê nhà trước khi đi xa và đã dặn lại vợ và con trai: “... Lần này đi phò Vua giúp nước, tôi một đi không trở lại, bà ở lại nuôi dạy các con nên người và không bao giờ được tiết lộ họ tên tôi...” có lẽ sợ lụy đến dòng Tộc vợ con ...và cụ đã ra đi mãi mãi ).
        - Một người ở lại thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa (tên gọi hiện nay), huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ( xưa là xã Xuân Non(?), huyện Lang Tài ) là cụ Trương Quý Công ( Quý Công là em thứ) tự Phúc Thanh là người học rộng, tài cao, dạy học và hành nghề y dược. Các hậu duệ về sau kế nghiệp ông cha làm nghề  Thầy đồ và Thầy thuốc.
        - Một người vào miền Trung  định cư ( Hà Tĩnh trở vào ) hiện nay chưa kết nối được.
     Truyền thống và bản sắc của con người Họ Trương Việt Nam ta:
          “ Tự trọng, trách nhiệm, cương trực, thẳng thắn(con trai họ Trương vùa ương vừa ngạnh, con gái họ Trương vừa cạnh vừa xinh)  giàu óc sáng tạo, dám nghĩ dám làm và đặc biệt hết lòng vì lẽ phải, vì hạnh phúc và độc lập dân tộc, vì sự tiến bộ công bằng xã hội; gặp nhau là coi như anh em ruột thịt ( do đó đã là người  họ Trương thì không kết duyên với nhau, nếu có thì cũng rất ít và bị phê phán ngay, mặc dù pháp luật có điều quy định cho phép ); lại là những người đau đáu nhớ đến ân đức Tổ Tiên, thành tâm cung kính nhớ tới cội nguồn(nếu không nhớ cội nguốn chỉ là đốm Lửa tàn), sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ cho việc kết nối dòng tộc, giữ gìn và phát huy những di sản của dòng tộc, quốc gia  ” .
 
       Trong cái chung đó, nét riêng đậm đà của dòng tộc: tộc Trương xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An  và   tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có hai nghề cha truyền con nối, đời này sang đời khác: Nghề trị bệnh cứu người (Thầy lang/ Thầy thuốc), nghề cứu đời (Thầy đồ/Thầy dạy học). Theo chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu các dòng họ Việt Nam nói chung, dòng họ Trương Việt Nam nói riêng thì chỉ có tộc Trương xã Xuân Non, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh  và tộc Trương xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu là những tộc Trương hành nghề Thầy thuốc và dạy học “cha truyền con nối” duy nhất - từ thời khai sinh lập nước cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu -  giàu truyền thống nhất, nổi tiếng nhất .
            Ở tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có những câu khẳng định rất đáng tự hào, gìn giữ và truyền nối“: Đất sinh Y Dược, làm Thầy thế gian”  “ Tốn bút long vân, sĩ khôi thiên hạ”
            Ở tộc Trương xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ cụ Tiên tổ di chuyển từ Bắc Ninh về cho đến các đời tiếp theo vẫn tiếp tục làm thầy lang và thầy đồ.  Nhiều danh y nổi tiếng tài giỏi,  được các triều Vua phong tặng danh hiệu cao quý:  cụ Trương nhất lang  sinh khoảng1505 hiệu Thanh Hòa tự Tịnh Không  là người có chí, thông minh và có tài võ nghệ, giỏi về y dược làm quan dưới triều Lê, được Vua phong chức Tướng sỹ Lang y, phó diệu phương, cụ Trương Lão Ngộ, sinh khoảng năm1568 kế nghiệp cha làm nghề dạy học và bốc thuốc nổi tiếng; cụ Trương Thiện Đạo  sinh khoảng năm1591 là một nho sinh làm nghề dạy học và bốc thuốc; cụ Trương Thanh Nhàn sinh khoảng 1614  là người thông minh, hiếu học , làm quan dưới triều Lê, nghỉ việc làm quan thì về dạy học và bốc thuốc; cụ Trương Thanh Phúc sinh khoảng 1637 làm nghề dạy học và bốc thuốc cứu dân; cụ Trương Huệ Bản sinh khoảng 1660 học rộng tài cao, giỏi nghề y, tài châm cứu sẵn lòng cứu giúp dân lành; cụ Trương Phúc Diên sinh khoảng 1683 nối nghiệp cha ông, cụ học giỏi, thông minh, được vua phong chức Bản phù, hiệu hiệu sinh kiêm Thập lý hầu, Am tri cửu pháp;  cụ Trương Diện Phái sinh năm 1706 học giỏi tài cao, hiểu rộng, giỏi võ nghệ, sành nghề y dược được Vua phong chức Bản phủ hiêu hiệu sinh, Gia kiệt trung tướng quân cẩm y vệ, thủ chỉ chỉ huy sứ ti Thiên sự văn cảnh bá hiệu đạo thông, Bội y Tiên sinh; cụ Trương Chỉ Kính sinh năm 1709  (còn gọi Quan Lang) thông minh, tài giỏi  nghề y, được Vua phong chức bản phủ hiệu hiệu sinh kiêm Lương y hiệu đồng tín Quan Lang ...Rieeng cụ Trương Công Tố sinh khoảng năm 1713 hành nghề y dược,dạy học hiện nay chưa kết nối được.                                                                         
          Tộc Trương xã Diễn Trường từ cụ Tiên Tổ định cư liên tục 7 đời độc đinh, đến đời thứ 8 ông Trương Phúc Diên mới sinh được 5 người con Trương Thiện Đức (không con), bà côTrương Thị Giàu (không lấy chồng - tiếng đồn là rất thiêng). Trương Diễn Phái, Trương Chỉ Kính, Trương Công Tố sinh khoảng năm 1713 định cư ở đâu chưa rõ). Từ đó có 2 phái tộc và mỗi phái tộc một nhà thờ riêng biệt làm vào năm  1767, đất mỗi nhà thờ  diện tích rộng trên dưới 1000m2. Nhà thờ được xây dựng ngay giữa thôn (làng). Mỗi phái tộc cư ngụ ở một thôn, có thể nói hầu hết số hộ trong thôn đó toàn là hộ họ Trương. Tộc Trương Phái thượng (đệ nhất) có 4 nhánh gần 300 đinh, phái hạ ( đệ nhị) có 7 nhánh gần 600 đinh. Mỗi phái có 1 Hội đồng gia tộc. Tộc họ hiện nay bước sang đời 21( có 6 đời còn sống, cũng có phái mới bước sang thứ đời 15).
            Tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có 3 chi với gần 200 đinh ( 6 đời còn sống, có chi bước sang đời 16).
           Tộc Trương xã Diễn Trường ,huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và Tộc Trương thôn Đạo Sử, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đều lấy tên lót khởi xướng là Văn  ( Trương Văn) hoặc sau có chuyển một số sang Xuân  ( Trương Xuân).  Hiện nay cả hai tộc cùng dòng có nhiều người giữ danh vị cao trong các cơ quan đảng và nhà nước, có 4 giáo sư, 11 tiến sĩ và có nhiều nhà doanh nghiệp, doanh nhân lớn...
      
             Kết nối được cội nguồn là  thỏa tâm linh  các bậc Tiên tổ, ước mơ của con cháu “ Gốc thêm vững thì thân, cành, ngọn càng phát triển mạnh, huy hoàng... ”
            Con cháu hướng về cội nguồn, phát huy truyền thống Tổ tiên, nỗ lực rèn luyện, phấn đấu thành đạt, xứng đáng với dòng Tộc họ Trương  ta  mang trong mình dòng máu Tiên Rồng.
                                          Diễn Châu, ngày 18  tháng 12 năm Giáp Ngo.
                                                                       Trương Thanh Bính
 
   Ghi chú : Hiện nay chúng tôi chưa kết nối được với những vị dưới đây:
- Cùng hàng với cụ Tiên Tổ đầu tiên từ phương Bắc đến Bắc Ninh đinh cư (tìm thủy Tổ);
- Cùng hàng với hai cụ đã được kết nối (cụ ở Nghệ An và ở Bắc Ninh) : Cụ thứ 2 (hoặc thứ 3) định cư từ Hà Tĩnh trở vào hoặc ở lại Nghệ An hoặc đi ra phía Bắcgf ngoàiđang, ở đâu chưa rõ, chưa kết nối được);
- Cụ Trương Công Tố sinh khoảng năm 1713 định cư ở đâu chưa rõ.
          Rất mong tộc Trương nào cùng thủy tổ, cùng cội nguồn, có cùng các căn cứ mà chúng tôi nêu ở trên, xin liên hệ để kết nối .
Địa chỉ: Trương Thanh Bính, Khối 4, thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Điện thoại 097.491.7767.
 

Những tin cũ hơn

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

— 29 Tháng Năm 2017

Kính chúc bà con họ Trương Việt Nam ở trong nước và nước ngoài: PHÚC-LỘC-THỌ-KHANG-NINH !

HĐ HỌ TRƯƠNG LIÊN TỈNH NGHỆ TĨNH HỌP BAN THƯỜNG TRỰC VÀ TẶNG QUÀ TẾT CHO GIA ĐÌNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HĐ HỌ TRƯƠNG LIÊN TỈNH NGHỆ TĨNH HỌP BAN THƯỜNG TRỰC VÀ TẶNG QUÀ TẾT CHO GIA ĐÌNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

— 29 Tháng Năm 2017

Về công tác tổ chức, Ban Thường trực thống nhất chốt số lượng ủy viên Hội đồng là 40 người, ủy viên Thường trực 9 người. Việc kết nối và một số việc cần làm trước mắt cũng được Ban Thường trực bàn bạc kỹ, đặc biệt là hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng họ Trương Việt Nam về việc xây dựng Nhà thờ chung của họ Trương cả nước.

TƯNG BỪNG LỄ HỘI TẾ TỔ HỌ BẢN LÝ TRƯƠNG ĐẶNG CÔNG

TƯNG BỪNG LỄ HỘI TẾ TỔ HỌ BẢN LÝ TRƯƠNG ĐẶNG CÔNG

— 29 Tháng Năm 2017

Trong hai ngày 04 và 05/01/2015 (14 và Rằm tháng 11 năm Giáp Ngọ), tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Hội đồng Gia tộc họ Bản lý Trương Đặng Công đã long trọng tổ chức lễ hội Tế Tổ.

HÃY TIẾP TỤC KHƠI MẠCH NGUỒN DÒNG TỘC

HÃY TIẾP TỤC KHƠI MẠCH NGUỒN DÒNG TỘC

— 29 Tháng Năm 2017

Sau Đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc, một số tỉnh, thành phố đã triển khai Đại hội ở địa phương mình và đang hoạt động có hiệu quả. Là những người có cơ hội nắm bắt các thông tin này, chúng tôi xin có mấy lời cùng bà con để công việc được tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa !

CÓ MỘT LĂNG MỘ TRƯƠNG ĐỊNH BẰNG ĐÁ HOA CƯƠNG XÂY NĂM 1875

CÓ MỘT LĂNG MỘ TRƯƠNG ĐỊNH BẰNG ĐÁ HOA CƯƠNG XÂY NĂM 1875

— 29 Tháng Năm 2017

Hiện nay có một số ý kiến không thống nhất về người vợ thứ của Trương Định. Song đã dần hé lộ một sự thật (sẽ phải kiểm chứng thêm) về việc cụ bà Trần Thị Sanh đã giúp cho người vợ cả của Trương Định đưa 2 người con trai chạy trốn sự truy lùng gắt gao của quân Pháp sau khi Trương Định hy sinh (Bà luôn nói là bà vợ cả đi biệt tích, các con của Trương Định đã chết cả rồi ? nhằm che giấu bọn Pháp và tay sai của chúng). Hiện có tin là bà cả cùng 2 người con chạy tận đất Kinh Bắc mai danh ẩn tích. Người con trai thứ hai là Trương Công Sang về nương nhờ nhà họ Lê ở Xuân Phú, người con trai thứ 3 là Trương Công Đãi về nương nhờ nhà họ Nguyễn Văn ở Tân Dân, Bắc Giang (người con trai cả Trương Quyền ở lại Gò Công chống Pháp thêm 6 năm nữa sau khi Trương Định hy sinh)... Chuyện còn rất dài, ở đây chúng tôi giới thiệu bài viết về nỗ lực của cụ bà Trần Thị Sanh để có phần lăng mộ xây cho Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. Bài đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay.