Nhà thờ họ Bản lý Trương Đặng Công ở làng Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An là nhà thờ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam: nơi thờ hai vị Thần Tổ họ Trương và họ Đặng, là hai anh em kết nghĩa. Đây là một liên kết họ rất lớn với 3.841 đinh của 22 chi họ Trương và 215 đinh của 1 chi họ Đặng. Thủy tổ của dòng họ đến vào năm 1406 từ Quận Thanh Hà, tỉnh Trực Lệ nước Yên cổ, nay là vùng đất thuộc phía bắc tỉnh Hà Bắc và phía Tây tỉnh Liễu Ninh, Trung Quốc; Nhà thờ họ được xây dựng từ năm 1549 (Kỷ Dậu) với kiến trúc độc đáo theo kiểu“ chồng diêm”. Dòng họ có nhiều người con ưu tú như: Trương Mỹ Hoa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước; Trương Đình Tuyển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thương Mại; Thiếu tướng Trương Như Vương; Thiếu tướng Trương Hữu Đạo,…
Chiều ngày 14/11 năm Giáp Ngọ, đông đảo con cháu đã về dâng hương hai vị thần Tổ họ Trương và họ Đặng tại phần mộ, sau đó Lễ Yết Tổ được tổ chức trong không khí linh thiêng.
Sau Lễ Yết, một chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc do các con cháu họ Trương và họ Đặng trình diễn.
Chương trình văn nghệ thu hút đông đảo bà con xa gần trong họ cũng ngoài họ và đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem.
Rạng sáng ngày Rằm tháng 11 Giáp Ngọ, nhà nhà con cháu đã sắm cỗ để cúng Tổ. Trên mọi ngả đường xã Diễn Mỹ đông đúc con cháu và đại biểu về Nhà thờ để cử hành lễ Tế Tổ .
Đúng 9 giờ buổi lễ bắt đầu bằng Diễn văn khai mạc đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hội đồng gia tộc Trương Sỹ Truy.
Dự buổi lễ Tế Tổ có đông đủ con cháu hai dòng họ Trương và họ Đặng, đồng thời có hơn 20 đoàn đại biểu của các tộc họ Trương trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, có đoàn đại biểu Hội đồng họ Trương Việt Nam do ông Trương Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu; đoàn đại biểu Hội đồng lâm thời họ Trương tỉnh Thanh Hóa do ông Trương Thanh Tùng, Chủ tịch lâm thời Hội đồng lâm thời dẫn đầu; đoàn đại biểu Hội đồng họ Trương liên tỉnh Nghệ Tĩnh do ông Trương Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu.
Thay mặt Hội đồng họ Trương Việt Nam, ông Trương Mạnh Tiến đã có bài phát biểu tại buổi lễ, nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thờ cúng Tổ Tiên, nhớ ơn Tiên Tổ, hướng về cội nguồn; về sự hình thành và hoạt động của Hội đồng họ Trương Việt Nam kể từ sau ngày tổ chức Đại hội thành lập. Đồng thời, ông Tiến cũng thông báo sơ lược một số định hướng hoạt động của Hội đồng trong thời gian tới trong đó có việc tìm địa điểm và lo kinh phí để xây dựng Nhà thờ chung của họ Trương cả nước; chuẩn bị và triển khai đại hội thành lập Hội đồng họ Trương các tỉnh chưa tiến hành đại hội.
Sau phần phát biểu của các đoàn đại biểu, ông Trương Sỹ Truy, Chủ tịch Hội đồng Gia tộc đánh hồi trống khai lễ, đồng thời màn pháo hoa bừng sáng báo hiệu thời khắc cử hành lẽ bắt đầu.
Các chủ tế, bồi tế, ban nhạc trống, phường bát âm, người điều hành lễ cùng con cháu và các đoàn đại biểu cung kính vào vị trí.
Sau phần hành lễ, lần lượt các đoàn đại biểu cùng con cháu dâng hương tại Tổ đường.
Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, ấm cúng trong bầu không khí linh thiêng hướng về nguồn cội, biết ơn Tiên Tổ.
Sau buổi lễ các đoàn đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm.
Bài và ảnh: Trương Văn Thái
Sau Đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc, một số tỉnh, thành phố đã triển khai Đại hội ở địa phương mình và đang hoạt động có hiệu quả. Là những người có cơ hội nắm bắt các thông tin này, chúng tôi xin có mấy lời cùng bà con để công việc được tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa !
Hiện nay có một số ý kiến không thống nhất về người vợ thứ của Trương Định. Song đã dần hé lộ một sự thật (sẽ phải kiểm chứng thêm) về việc cụ bà Trần Thị Sanh đã giúp cho người vợ cả của Trương Định đưa 2 người con trai chạy trốn sự truy lùng gắt gao của quân Pháp sau khi Trương Định hy sinh (Bà luôn nói là bà vợ cả đi biệt tích, các con của Trương Định đã chết cả rồi ? nhằm che giấu bọn Pháp và tay sai của chúng). Hiện có tin là bà cả cùng 2 người con chạy tận đất Kinh Bắc mai danh ẩn tích. Người con trai thứ hai là Trương Công Sang về nương nhờ nhà họ Lê ở Xuân Phú, người con trai thứ 3 là Trương Công Đãi về nương nhờ nhà họ Nguyễn Văn ở Tân Dân, Bắc Giang (người con trai cả Trương Quyền ở lại Gò Công chống Pháp thêm 6 năm nữa sau khi Trương Định hy sinh)... Chuyện còn rất dài, ở đây chúng tôi giới thiệu bài viết về nỗ lực của cụ bà Trần Thị Sanh để có phần lăng mộ xây cho Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. Bài đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay.
Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của dòng họ (thực tế là của một chi họ), viết theo lối viết sử, trong sáng, gãy gọn, dễ hiểu; cần nắm chắc các thuật ngữ chuyên ngành gia phả...
Xuất phát từ việc nghiên cứu các bộ gia phả cổ, bỏ các quan điểm lỗi thời, đưa vào những quan điểm mới, tiến bộ cùng với những kinh nghiệm của 15 năm dựng phả cho các dòng họ, nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh đã đúc kết được những nguyên tắc cơ bản từ thực tiển đi dựng phả cho các dòng họ...