Hôm 20/12, TP HCM công bố phát hiện 34 ca F0 trong trường học sau một tuần mở cửa cho khối 9 và 12 học trực tiếp trở lại. Hết hai tuần thí điểm, thành phố đã quyết định cho hai khối lớp này tiếp tục đến trường và sẽ cân nhắc mở rộng thêm các cấp học khác nữa.
Nhiều phụ huynh lo lắng hỏi tôi, tình hình như vậy, có nên cho các con đi học nữa không, cháu đang ở nhà yên ổn an toàn, đi học lỡ lây nhiễm thì lo lắm, phiền lắm.
Tôi hiểu nỗi lòng của các bậc làm cha mẹ, nên không nỡ lạnh te khuyên họ cụt ngủn "nên đi học" hay "ở nhà đi". Tôi đành phân tích thiệt hơn như sau.
Nếu nói vì an toàn mà đừng cho con đến trường thì không đúng. Trong thời gian phong tỏa, giãn cách, ca mắc ở trẻ con rất ít, vì chúng chỉ có thể ở nhà, không đi đâu được, nguy cơ tiếp xúc nguồn lây thấp, thậm chí không có, nên chúng ta có cảm giác "ở nhà rất an toàn".
Nhưng bối cảnh bây giờ đã khác, cộng đồng phải sống chung, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Người lớn đi làm rồi, ai sẽ giữ chân lũ trẻ ở nhà. Nếu trường học không mở cửa, chúng sẽ cuồng chân mà chạy đi chơi tứ tung. Cũng là ra khỏi nhà - ra khỏi nơi an toàn nhất - nhưng nếu điểm đến của con nít là trường học thì sẽ ít mối nguy hơn so với siêu thị, quán xá; so với nay tụ tập nhóm bạn này, mai la cà với một nhóm khác.
Để trẻ đi học, nhà trường và gia đình sẽ dễ dàng để mắt đến các em trong hai không gian "ở trường" và "ở nhà". Trẻ cũng không còn nhiều thời gian rảnh để tạt ngang tạt ngửa. Việc này giúp hạn chế nguy cơ cho con em chúng ta.
Tôi lấy ví dụ, ở trường, một đứa trẻ thường chơi chung trong một nhóm bạn, gồm 5 thành viên chẳng hạn. Hàng ngày đến lớp, chúng sẽ vẫn chơi với nhau, ngồi ăn với nhau trong vòng tròn gồm 5 thành viên đó. Điều này an toàn hơn nhiều so với để 5 đứa ở nhà, mỗi đứa chạy mấy phương, tiếp xúc với hàng trăm mối nguy lây nhiễm trong cộng đồng.
Ta phải thừa nhận một điều rằng không thể đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối. Ở trường hay ở nhà, trẻ cũng sẽ nhiễm bệnh, phải chấp nhận sự thật đó. Với 34 ca nhiễm trong các cơ sở giáo dục sau một tuần đến trường, thì đây là sự thật khá dễ để chấp nhận, so với trên dưới 1.000 ca nhiễm cộng đồng mỗi ngày ở TP HCM hiện nay.
Một điểm tích cực nữa của việc để trẻ đến trường, theo như tôi quan sát, là các trường học tuân thủ rất chặt chẽ quy định và bộ tiêu chí an toàn. Nếu chẳng may có F0, việc phát hiện, truy vết sẽ diễn ra nhanh hơn, do đó khoanh vùng, bóc tách các F tốt hơn ở các địa điểm khác.
Nếu tôi chỉ dừng lại ở đây, phụ huynh sẽ vẫn không yên tâm. Vì dù tỷ lệ nhiễm thấp, cha mẹ đều không thể chấp nhận nổi khả năng xấu đó rơi vào con mình. Trở ngại ở đây theo tôi chủ yếu là vấn đề tâm lý. Trong bối cảnh này, phụ huynh có hai nỗi sợ. Thứ nhất, sợ con mình nhiễm bệnh rồi trở nặng. Thứ hai, sợ con mình không nhiễm nhưng "vạ lây" vì bạn bè bị nhiễm. Trở thành F1, F2 đồng nghĩa với việc phải ngoáy mũi; rồi nhẹ thì cách ly ở nhà, nặng thì có thể cách ly tập trung ở trường, rất phiền toái và thương con.
Tôi hy vọng, những con số tôi sắp nói tới đây sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn: Tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em khoảng 10-15%, hầu hết triệu chứng nhẹ, tự khỏi. Tỷ lệ trẻ chuyển nặng, nguy kịch chỉ khoảng 1%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 20% của người lớn.
Đa số trẻ mắc Covid sốt không cao và không quá ba ngày. Trẻ chỉ có nguy cơ trở nặng nếu nhiễm bệnh trùng với một bệnh khác, hoặc trẻ có bệnh nền, béo phì. Và không phải cứ con nít càng nhỏ thì nguy cơ trở nặng càng cao. Tôi nhận thấy trẻ càng nhỏ càng dễ hồi phục do có sức đề kháng tốt.
Phụ huynh cũng không cần e ngại các phiền toái xảy ra nếu có ca nhiễm. Điều quan trọng nhất với các trường là bình tĩnh, không hỗn loạn khi xử lý và có phương án bóc tách F0 nhanh. Với những ca F0 ở TP HCM, tôi thấy các trường đã giải quyết rất gọn. Cháu nào bệnh tạm nghỉ ở nhà, các cháu còn lại xét nghiệm xong lại đi học tiếp nếu âm tính.
Vậy nếu ta giữ con cái ở nhà cho an toàn, chúng sẽ mất mát điều gì?
Tôi không sợ học sinh mất kiến thức, không học được văn hóa. Học online, tự học - trẻ có muôn vàn phương cách để bổ sung kiến thức cho mình. Nhưng lứa tuổi học trò, điều quan trọng nhất là được phát triển cảm xúc, thông qua tiếp xúc trực tiếp, hàng ngày với bạn bè cùng trang lứa.
Giữ trẻ ở nhà quá lâu có thể làm trì trệ cả một thế hệ về thể chất lẫn tinh thần.
Phụ huynh không thể vì nỗi lo của chính mình mà ngăn chặn quyền được sống với đầy đủ cảm xúc của các con.
Không đi học bây giờ thì bao giờ?
Tập đoàn Đại An và Công ty Sri Avantika Contractors Ltd. (Ấn Độ) sẽ hợp tác thực hiện triển khai hạ tầng dự án Công viên Dược tại Việt Nam.
Sáng 18-11, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cùng các nhà tài trợ đã trao tặng 200 bộ áo phao cứu sinh hỗ trợ ngư dân nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn của huyện. Cùng dự có các ông: Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Vũ Thanh Lưu - Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Sau ngày cùng vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao về quê ông Nguyễn Hữu Tiến, nhà văn Sơn Tùng đến phòng vẽ của nhạc sĩ Văn Cao. Một Nguyễn Hữu Tiến hiển hiện trên giá vẽ Văn Cao! Nhà văn Sơn Tùng reo lên: A… Đúng rồi!... Đúng ông Nguyễn Hữu Tiến tác giả Quốc kỳ rồi!
Chiều 29/10, Huyện ủy Vân Đồn đã tổ chức hội nghị công tác cán bộ để bầu chức danh Bí thư Huyện ủy Vân Đồn nhiệm kỳ 2020 – 2025. 34 đồng chí trong Ban chấp hành đã về dự hội nghị. Đồng chí Tô Văn Hải – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có đồng chí Đoàn Mạnh Khôi – Phó Phòng Tổ chức cán bộ Ban tổ chức Tỉnh ủy.
ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố các quyết định bổ nhiệm chức vụ quản lý cho 3 trường trực thuộc mới thành lập.