Theo đó, GS Trương Hoành Sơn đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường Cơ khí. PGS Tạ Hải Tùng là hiệu trưởng trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Hiệu trưởng trường Điện - Điện tử là PGS Nguyễn Hữu Thanh.
Lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội chúc mừng 3 hiệu trưởng trường Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử. Ảnh: HUST.
Lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội chúc mừng 3 hiệu trưởng trường Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử. Ảnh: HUST. |
Trước đó, PGS.TS Trương Hoành Sơn là Phó viện trưởng phụ trách Viện Cơ khí. Trường Cơ khí được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 3 viện đào tạo, gồm Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh.
PGS.TS Tạ Hải Tùng từng là Viện trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông. Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.
PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh từng đảm nhận chức Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông. Trường Điện - Điện tử hình thành trên cơ sở tổ chức lại 2 viện đào tạo và một viện nghiên cứu (Viện Điện, Viện Điện tử viễn thông, Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng).
PGS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết việc thành lập 3 trường trực thuộc là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển trường, trong đó thực hiện xây dựng mô hình tổ chức quản trị, phát triển trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội, đảm bảo triết lý “một Bách khoa”, cải cách bộ máy tổ chức, xây dựng mô hình quản trị tiên tiến, tạo động lực cho đổi mới và phát triển.
Việc thành lập 3 trường này hướng tới 4 mục tiêu cụ thể. Trong đó, trường sẽ phát triển mạnh mẽ 3 lĩnh vực Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử.
Các trường sẽ thực hiện đào tạo và nghiên cứu tốt nhất để mỗi nhóm ngành tương ứng được xếp thứ hạng 300-400 của thế giới theo bảng xếp hạng QS vào năm 2025 (mức xếp hạng năm 2021 là 401-450).
Ba trường mới thành lập tiếp tục là các đơn vị mũi nhọn, các tổ chức sáng tạo của Bách khoa Hà Nội, giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ số một Việt Nam, hàng đầu khu vực, và có uy tín trên trường quốc tế trong các lĩnh vực tương ứng.
Cùng đó, mỗi trường tiếp tục phát huy và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy và ươm tạo công nghệ để hình thành các doanh nghiệp spin-off/start-up có tầm ảnh hưởng, thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước.
Các trường này cũng sẽ tích cực và chủ động tham gia đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tham gia thực hiện các đề án quốc gia.
Theo lộ trình đặt ra, đến cuối năm 2022, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập 5-6 trường và 4-5 viện, trung tâm nghiên cứu, chuyển đổi, tái cấu trúc các phòng thành các ban thuộc đại học, chuyển đổi các viện đào tạo còn lại thành khoa.
Tới năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành đại học tự chủ toàn diện, có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.
Chưa đầy 24 giờ từ khi có ý tưởng, ông Trương Gia Bình quyết định FPT mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ nhỏ mất cha mẹ bởi dịch Covid-19 đến khi khôn lớn.
TP - Tập thơ “ Tiếng vọng hồn sông núi” của nhà thơ Trương Hòa Bình (*) gồm 84 bài thơ với ba phần chính: Phần 1 “Dặm trường thiên lý”; Phần 2: “Linh thiêng Việt Nam”; Phần 3: “Những ngọn gió đam mê”. Cuối tập thơ là 13 ca khúc được phổ từ thơ của tác giả.
Tác phẩm “Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần – Người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử” sâu sắc hơn, cuốn hút hơn những tác phẩm khác viết về Trương Hán Siêu chính là góc nhìn đa chiều, gợi mở rất công tâm của tác giả.
Dòng họ nào cũng có nhà thờ để tưởng nhớ đến tổ tiên, nhà thờ thường thờ một dòng họ. Tuy nhiên, ở làng Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu có một nhà thờ lại thờ chung 2 dòng họ, đó là họ Trương và họ Đặng Công.