Trương Bé đã chọn nghiệp và anh đi suốt đời mình. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1974, hoạt động mỹ thuật tại Quảng Trị, thực tập tại Budapest 1983 – 1986, công tác giảng dạy tại Đại học Nghệ thuật Huế, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế và hiện là Ủy viên BTK Hội Mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2000 – 2005, và giảng dạy tại trường Đại học Nghệ thuật Huế và một số trường các tỉnh miền Trung.
Tuổi 60 – Hoa giáp của một đời người, cái tuổi có thể nghĩ về sự viên mãn hay câm giận chính mình. Trương Bé ở cái ngưỡng 60, có 30 tuổi nghề, với bao trăn trở, sống và lớn lên ở một miền quê nghèo Quảng Trị, đã trải qua trong chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, bao nhiêu lo toan để nuôi sống và gầy dựng một mái ấm gia đình, giữa đời thực và cái ước mơ. Cũng như bao người khác, bao nghệ sĩ khác, họ càng lắm cái trải nghiệm thì trong họ càng có những nội lực thâm sâu chừng ấy, hình như ai cũng có cái hạnh phúc và dằn vặt khổ đau, đã trải qua. Thoắt cái, mới đó mà đã 60 năm. Suy cho cùng, không ai vừa lòng cái mình có, điều ước muốn của người họa sĩ là sống được với nghề, mà sống được với nghề đâu có dễ, mấy ai vẽ tranh và bán được tranh vẽ khi mình đang sống, nhìn hàng đống tranh vừa tự hào vừa chua xót đôi lúc tự hỏi mình là ai. Mâu thuẫn với mình giữa cái mình muốn và cái mình có thực.
Đúng là cái Nghiệp.
Từ năm 1976 anh đã liên tục triển lãm trong và ngoài nước như:
- Đã tổ chức triển lãm cá nhân 1992 tại Huế, triển lãm Cha và con ở Hà Nội.
- Tham gia nhóm tác giả năm 1988 và các cuộc triển lãm chung ở Thái Lan, Pháp, Mỹ, và anh không bao giờ vắng mặt trong tất cả các cuộc triển lãm trong nước và trong tỉnh. Ở anh sự tìm kiếm là thường trực, anh không dừng ở điểm nào, từ hiện thực sang trừu tượng anh đã dám xông vào cái mà người ta còn e ngại trong hoàn cảnh lịch sử lúc ấy. Tranh trừu tượng thì không lạ gì với Huế vì trước đó đã có những họa sĩ đã tổ chức nhiều triển lãm, song anh đi tìm kiếm ở đó một ngữ riêng biệt để nói hết những cái mình muốn nói, và rồi từ đó trong cuộc đời sáng tạo, anh đã dừng tạm thời ở tranh trừu tượng. Từ hiện thực sang trừu tượng, với Trương Bé là cái không hình là cái không có giới hạn để mình gửi gắm những ý tưởng đến nhân gian nhiều nhất, những vệt màu vung lên một cách mạnh mẽ để tạo những mảng lớn hay những nét thả lỏng hững hờ dường như mất hút vào nền vải, những mảng màu khô quánh cào xướt lên mặt tranh hay dịu dàng nhẹ trôi êm ả, cảm xúc trong tranh Trương Bé có khi mạnh mẽ bạo liệt nhưng cũng có khi trầm tĩnh duy lý đến từng phân vuông. Nó luôn biến, sự biến hóa của hình, của màu tạo nên cái động, là cái cốt lõi trong tác phẩm của anh.
Ở giai đoạn này, những tiết điệu như chảy vào các ngõ ngách, dù có khoảng trống cần thiết cho một sự tĩnh lặng, người ta có cảm giác sự đầy ắp bên trong vuông tranh của anh luôn là sự ham muốn vươn tới cái vô cùng, những gam màu sáng, trầm ấm của sơn dầu hay chín sẫm của son tươi và màu cánh gián, rạn vỡ của vỏ trứng và rực rỡ vàng quỳ trong sơn mài, có lúc anh chỉ sử dụng đơn sắc, những thể nghiệm chất liệu, thì tiết điệu trong tranh vẫn là cái mà anh luôn tìm và giữ nó đến tận giờ, anh chọn hướng đi vào cõi bên trong, anh tìm cái thấu đáo, tìm cái Đạo, cái lẽ tự nhiên. Như trong các tác phẩm "sắc không", "mơ diều", "miền hư ảo", "vòng nhân sinh", cùng "sự sống dòng chảy trái đất"... Và màu của anh đã tinh lọc đến tối đa, gần như đơn sắc, gần với hội họa phương Đông với cái mạnh mẽ của nét, nền nã biến hóa của màu và sắc độ, chính cái đơn giản, tính chất ấy mới là sự điêu luyện của nghề. Trong các tác phẩm mới nhất của anh người ta thấy ở loạt tranh trừu tượng đen trắng hoặc đen, trắng, đỏ, một lối ra của anh mới khởi đầu. Cũng như trong "sắc không" và "mơ diều" anh thể nghiệm đơn sắc bằng một chất liệu khác như giấy dó, dây gai là chủ đạo, nhưng người ta thấy ở đó một sự mênh mông và thanh thản đến lạ lùng.
Tuy sơn mài, anh kỳ công trong xử lý, giữa độ sâu của màu và chuyển động của nét cũng đã tạo nên những nhịp điệu rung động và ở đó ta thấy cái mạnh mẽ và mềm mại quyện lại như khí lực của một vũ điệu có cả 2 tính cương, nhu làm cho nó sinh động và biến hóa đến bất tận.
Hội họa Trương Bé và cái tinh chất cô đặc mang tính triết lý, nó không thành tiếng nhưng giai sắc tuôn tràn trong dòng chảy thời gian không gian, những dấu vết cổ tích, niềm đam mê, sự tự vấn luôn làm cho anh thất thường trong lúc sáng tạo và ngay cả đời thường, có lẽ vậy thôi, làm sao nỗi day dứt về một miền lạc phúc ở tương lai hay quá khứ mà một lúc có thể miêu tả vào trong vuông vải hữu hạn, nên chi anh đã miệt mài và cố để không thét lên rằng thời gian thì rất ít mà nỗi đam mê trần thế đến khôn cùng.
Tuổi 60, độ chín của anh đang trên đà cô đặc, tinh chất, nghệ thuật vẫn luôn là cái phải tìm phía trước, hôm nay anh đang thanh thản để gặt hái những gì do tích lũy, và nội lực của anh đang độ sung mãn.
Mong cho anh giữ cái nghiệp mà anh đã chọn và anh sẽ sống được với nghề, cái nghề họa sĩ của mình. Mừng cho anh có cái riêng của mình, người đời nhận diện anh rõ hơn trong đám đông nghệ thuật.
Huế, tháng 10 năm 2002
Nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002
Trương Thanh Hằng đoạt HCV điền kinh châu Á phát biểu: - Thời "vàng" của mỗi vận động viên, nhất là điền kinh ngắn lắm. Thế nên, chuyện yêu với tôi lúc này xin gác sang một bên vì còn phải lo tập luyện và học .
12 năm liền là học sinh khá giỏi. Đạt học bổng VALLET năm lớp 9. Tham gia Tuổi Đời Mênh Mông. Năm 2010 Trương Thị Kim Ánh được bầu là Misteen của Đà Nẳng
Ngày 31/3/2011, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên dương Chị Trương Thị Minh Thư về thành tích đóng góp ý kiến xây dựng đất nước.
Bác sỹ Trương Văn Kỳ – Chuyên khoa cấp I Nội khoa – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có 15 lần tham gia hiến máu tình nguyện cứu sống người bệnh, anh cũng là một trong những người tổ chức tốt và thành công những buổi hiến máu tập trung tại huyện nhà.
Ông Trương Tấn Bửu được coi là “đại thụ” của bóng đá Việt Nam. Ông đã được FIFA tặng thưởng Huân chương Công trạng