Tốt nghiệp ra trường, ông đi làm công ở đồn điền cao su. Đây là thời gian ông được giác ngộ cách mạng, để sau này về quê cùng nhân dân tham gia đấu tranh cướp chính quyền trong mặt trận Việt Minh. Sau ngày ký hiệp định Genève 1954 ông tập kết ra miền Bắc .Sau ngày hòa bình, ông Trương Văn Đẩu trở về công tác tại TP.HCM nhưng những tháng năm đoàn viên quá ngắn ngủi, gia đình ông chỉ đủ mặt thêm một năm sau thì ông qua đời đột ngột vào năm 1978.
- Ông là chồng của bà Nguyễn Thị Tư ( Sáu Hòa) - Má sáu; sinh năm 1918. Sinh ra trong một gia đình trung lưu xứ Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lớn lên ở Gò Công, nhưng về sống ở Sài Gòn và là cơ sở cách mạng, nuôi giấu cán bộ, làm công tác tuyên truyền, rải truyền đơn... Sau đợt 2 Mậu Thân tháng 5-1968, cơ sở của má bị lộ, má bị bắt và đày ra Côn Đảo. Qúa trình làm các mạng của " Má sáu" là cả một quyển sách về biệt động thành sài gòn.
- Ông là cha của các người con:
Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) nguyên là cán bộ Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh.
Trương Mỹ Hoa ( Bảy Thư)- Nguyên là phó chủ tịch nước.
Trương Minh Nhựt,
Trương Công Minh,
Trương Nhật Quang,
Trương Thị Hiền.
Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu (18.11.1913 - 16.12.1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc. [1]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.
Trong tập 3 của bộ phim tư liệu Những hình ảnh chưa được công bố về chiến tranh Việt Nam, tác giả bộ phim đã công bố một chi tiết lạ: “Khi tấn công vào tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968, Quân Giải phóng đã cho cả một đội quay phim đi cùng đặc công để chuẩn bị quay cảnh đại sứ Mỹ đầu hàng - nhưng việc đó đã không xảy ra”.
Anh Trương Duy Hy, nhà văn, nhà nghiên cứu, là người con của Tộc Trương người làng Minh Hương Hội An. Là một nhà giáo, nhà văn và nhà nghiên cứu mà tên tuổi đã được biết đến ở miền Nam từ trước 1975. Ngoài viết văn, nghiên cứu, nay tuy tuổi đã ngoài 70 anh vẫn đứng ra cáng đáng trách nhiệm của dòng tộc ở quê nhà cùng với nhạc sĩ lão thành Trương Đình Quang. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở đâu đó, trong một hiệu sách hay thậm chí ngoaì đường, vẫn bắt gặp một Trương Duy Hy say sưa với sự nghiệp của mình với những câu chuyện dường như không có điểm dừng...
Là con út trong gia đình có 3 anh em, Linh đã có sự say mê sáng tạo từ nhỏ. Được xem trên ti vi cảnh các anh chị sinh viên thi Rôbocon, em đã nung nấu niềm mơ ước của mình là một ngày sẽ được như vậy; từ đó, bắt đầu tìm kiếm, mày mò và sáng tạo ra những “rô bốt” cho riêng mình.
Đại úy Trương Văn An, Trưởng Ban cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin yêu với mọi người xung quanh.