Nhà thờ tổ dòng họ Vũ tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã được xây dựng cách đây ngót 300 năm kể từ ngày họ Vũ tới đây định cư vào nửa cuối thế kỷ XVII. Bao đời con cháu nối tiếp thờ tự tổ tiên, ngôi nhà thờ họ giờ trở thành nơi mà con cháu cả dòng họ Vũ trở về sau một năm lao động vất vả vào dịp đầu xuân năm mới để báo cáo lên tổ tiên những gì mình đã làm được và cầu mong sự phù hộ của tiền nhân cho một năm mới làm ăn khấm khá hơn.
Ông Vũ Văn Lợi - Trưởng tộc dòng họ Vũ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Nói chung, con cháu dù có đi đâu về đâu thì cứ đầu xuân năm mới lại tụ tập về đây hết. Mọi việc khen thưởng, khuyến khích học hành đều được tiến hành tại đây. Vì thế mà nhà thờ họ thực sự đóng vai trò rất quan trọng trọng đời sống dòng họ Vũ chúng tôi”.
Ngày xưa dân gian thường nói “Làng nước” có nghĩa là có làng rồi mới có nước, sức mạnh từ những ngôi làng ở khắp các miền quê tạo ra sức mạnh của cả một dân tộc. Mà trong những ngôi làng ấy, các dòng họ đóng vai trò quan trọng. Sự cố kết của các dòng họ tạo ra sự cố kết cộng đồng trong làng, trong nước nói chung. Và việc xây dựng, duy trì những nhà thờ họ như thế chính là yếu tố tiên quyết để những người trong cùng một họ tộc đoàn kết cùng nhớ về nguồn cội chung.
GS. TSKH. Tô Ngọc Thanh phân tích: “Người Việt chúng ta có cái hay ở việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình, thờ cúng dòng họ ở trong nhà thờ họ. Khi thờ cúng có nghĩa là đang mời các bậc tổ tiên trong quá khứ trở về với hiện tại. Điều này cũng hàm ý người ta đang sử dụng sức mạnh của cả hiện tại và quá khứ. Và như vậy, rõ ràng cộng đồng ấy, dân tộc ấy không thể thất bại, không thể chùn bước trước bất kỳ một thử thách nào”.
Ở đâu đó người ta đang nói đến những mặt tiêu cực của sự cố kết dòng họ như tình trạng ganh đua xây dựng nhà thờ họ quá lãng phí hay câu chuyện “một người làm quan cả họ được nhờ”... Nhưng tất cả những điều chưa đẹp, chưa hay đó rõ ràng sẽ biến mất theo thời gian mà cái còn lại chính là những giá trị đáng quý và đáng trân trọng nhất đối với truyền thống thờ cúng dòng họ của người Việt. Đó là truyền thống hiếu đễ, uống nước nhớ nguồn, là sự cố kết cộng đồng để tạo ra sức mạnh chung cho từng họ tộc nói riêng và cả dân tộc nói chung.
Cổng thông tin điện tử họ Trương Việt Nam xin đăng toàn văn lời kêu gọi của Hội đồng họ Trương Việt Nam về việc kêu gọi đóng góp xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam
Theo quyết định số 4995/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Ông Trương Phú Cường – Tổng Giám Đốc ECI Saigon đã vinh dự được Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng Giấy Chứng nhận và Kỷ niệm chương doanh nhân tiêu biểu của TP.HCM năm 2014.
Ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Dinh Thống Nhất TP Hồ Chí Minh - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch. Đây là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới.
Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, họ Trương Quốc ở đây nổi tiếng về văn học, 1 người đỗ Tiến sĩ, 2 người đỗ Cử nhân (Hương cống) và 3 người đỗ Tú tài (Sinh đồ). Trong khoa thi Quý Dậu (1753), năm Cảnh Hưng thứ 14, đời Lê Hiển Tông, có ba anh em ruột cùng đăng khoa, đó là Trương Quốc Kỳ đỗ đầu Hương cống, Sinh đồ Trương Quốc Liễn và Sinh đồ Trương Quốc Cơ.
Văn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…