TỰ HÀO VỊ TƯỚNG HỌ TRƯƠNG TRONG LÒNG DÂN

23:56 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1644
 Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Công an  Trần Đại Quang trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Thiếu tướng Trương Hữu Quốc.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Thiếu tướng Trương Hữu Quốc.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng trên quê hương Quảng Trị anh hùng, ông Trương Hữu Quốc,  đã đi theo cách mạng từ thời niên thiếu. Đặc biệt, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, bố thì bị địch bắt tù đày do hoạt động cách mạng, anh trai cả ra Bắc tập kết, gia đình còn lại hai mẹ con ở quê nhà. Thời gian ấy thiếu tướng Trương Hữu Quốc là một cậu bé 14 tuổi, ngày đi học tối về nhà giúp mẹ trồng rau. Dưới vườn rau của hai mẹ con là căn hầm bí mật, nuôi giấu nhiều chiến sĩ cách mạng. Mỗi ngày đi học, cậu bé cố gắng thu thập tin tức của địch về thông báo lại cho các chú cán bộ ở dưới hầm. Cứ như vậy, hai mẹ con đã trở thành cơ sở tin cậy của cách mạng, hoạt động trong lòng địch suốt nhiều năm.
Đến năm 15 tuổi, Trương Hữu Quốc là thành viên cốt cán trong phong trào cách mạng đấu tranh của học sinh, sinh viên. Năm 1962, ông bị địch phát hiện và  giam tại nhà lao thị xã Quảng Trị. Trong suốt 15 tháng giam giữ, dù địch tra tấn bằng điện và nhiều thủ đoạn tàn ác như cho nước ớt, xà phòng vào mũi, họng… nhưng ông vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, nhất quyết không khai báo. Sau một thời gian, địch không khai thác được thông tin phải thả ra.
Sau khi ra tù ông tiếp tục hoạt động bí mật, đi sâu vào lòng địch và được tổ chức điều động về Ban An ninh huyện Hải Lăng. Trong quá trình hoạt động đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng bí mật nhằm nắm bắt tình hình, quy luật đi lại của địch để chỉ huy lực lượng biệt động, trinh sát vũ trang thọc sâu vào hậu cứ địch tiêu diệt nhiều tên khét tiếng. Trương Hữu Quốc  trở thành tấm gương dũng cảm bám trụ địa bàn chiến lược khốc liệt, chiến đấu kiên cường được nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Đất nước hòa bình, tướng Trương Hữu Quốc đã trải qua nhiều vị trí công tác, trở thành cán bộ cốt cán trong lực lượng công an nhân dân: Từ Trưởng Công an huyện Hải Lăng; Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Bình Trị Thiên; Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị. Sau đó, ông đảm nhiệm cương vị Phó tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân.
Cuộc đấu tranh với địch trong chiến tranh đã khốc liệt nhưng cuộc chiến với tội phạm trong thời bình còn nguy hiểm và gian khó hơn nhiều. Ông đã tham gia chỉ đạo phá nhiều vụ án trọng điểm như vụ Khánh trắng, Phúc bồ, băng nhóm xã hội đen Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Mường Tè (Lai Châu) và những vụ án ma túy lớn trong cả nước.
Thiếu tướng Trương Hữu Quốc tâm sự khi làm Tổng cục trưởng, ông đã đi nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, tìm ra phương pháp tốt nhất để chống tiêu cực trong ngành cảnh sát một cách hiệu quả và nâng cao bản lĩnh chính trị, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ trong toàn lực lượng.
Với những thành tích xuất sắc đó, Thiếu tướng Trương Hữu Quốc đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều Huân, huy chương cao quý.
 
 Thiếu tướng Trương Hữu Quốc trao xe đạp cho các em học sinh nghèo, tàn tật và mồ côi của thị xã Quảng Trị.
 Thiếu tướng Trương Hữu Quốc trao xe đạp cho các em học sinh nghèo, tàn tật và mồ côi của thị xã Quảng Trị.
Hiện nay, tướng Trương Hữu Quốc đã nghỉ hưu tại Quảng Trị quê nhà. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn nhiệt tình, sáng suốt, đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Ông đã vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tài trợ  xây dựng trường mẫu giáo thị xã Quảng Trị, tạo môi trường khang trang cho các cháu bé đi học và quyên góp được nhiều xe đạp giúp các em nghèo có phương tiện đến trường, động viên các cháu học tập vươn lên trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. 

Những tin cũ hơn

Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng

Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Nhân ngày Quốc Khánh 02/09/2014, ông Trương Thanh Tùng và nhiều Doanh nghiệp đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương Việt Nam đã đến dâng hương tưởng nhớ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng tại Trương Gia từ, phường 7, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Nghệ sỹ ưu tú Bắc Sơn - Trương Văn Khuê (1932 - 2005)

Nghệ sỹ ưu tú Bắc Sơn - Trương Văn Khuê (1932 - 2005)

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Nhạc sĩ Bắc Sơn tên thật Trương Văn Khuê (sinh ngày 25-12-1932 tại Phước Lộc, Long Thành, Đồng Nai). Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 3-2-1997.

Bình Ngô Khai quốc công thần (Lê) Trương Lôi – (Lê) Trương Chiến

Bình Ngô Khai quốc công thần (Lê) Trương Lôi – (Lê) Trương Chiến

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Theo "Kinh Bắc Trương Thị Như Quỳnh thế phả": “cụ Trương Lôi hiệu Cự Thanh, vốn là hậu duệ của Thám hoa Trương Phóng (húy Trương Tích Đãng) - đỗ đại khoa năm 1304 đời vua Trần Anh Tông”.

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Anh hùng lực lượng vũ trang Trương Văn Thành sinh năm 1945, Nhập ngũ tháng 07/1962, từ trần ngày 26 tháng 12 năm 1979 (âm lịch). Được Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” theo quyết định số 26, ngày 11/02/1970: ghi sổ vàng số 111/ th/ CP, vì đã “Lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chồng Mỹ cứu nước”.

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN)...Văn chương quan hệ ở vận đời. Nhân sĩ học tập, tất phải say mê về nhân nghĩa đạo đức, rồi sau mới phát ra làm văn chương, lớn thì có thể sửa nước giúp dân, nhỏ thì có thể sửa mình chữa tục, mới là thực dụng. Đời xưa lấy nhân sĩ phải gồm văn và hạnh. Người nhà đường mới dùng thơ phú. Nhưng thơ ở lúc nhà Đường hưng thịnh thì khí cách hùng hồn, kịp đến lúc cuối nhà Đường mới dần dần thành ra khinh bạc. Đó là văn thể biến đổi vậy...