Trong khuôn viên căn nhà của mình ở phường Phước Long B (quận 9, TP HCM), ông Trương Văn Ở (64 tuổi) trồng những giàn nho xanh ngắt.
"Năm 2010, khi ra Ninh Thuận chơi tôi được bạn cho hai cây giống. Tôi đem về trồng thử cho vui thì chỉ một cây phát triển nhưng trái nhỏ xíu, vị rất chua. Dù vậy, tôi rất háo hức khi ở TP HCM có thể trồng nho, loài cây chỉ hợp nơi khô nóng", ông Ở nhớ lại.
Ông trồng thêm vài lần nữa thấy trái vẫn chua nên cắt bỏ hết giống cũ, tìm phương pháp trồng nho khác.
Sau đó, ông thử nghiệm ghép với nho rừng thì cây phát triển xanh tốt, đậu nhiều trái hơn và có vị ngọt.
Hiện vườn ông trồng gần 40 gốc nho xanh và nho đỏ trên diện tích 400 m2. "Tuy nhiên vì ở thành phố nên tôi không có điều kiện trồng tập trung mà rải rác mỗi nơi một ít. Bạn bè đến chơi rất thích thú khi thấy vườn nho sum sê ở ngay Sài Gòn", ông chia sẻ.
Sau thời gian trồng thử nghiệm, lai tạo... ông cho rằng, việc chăm sóc nho nơi đô thị không quá phức tạp. "Ngày tưới nước một lần, bón phân mỗi tháng khoảng hai lần. Mỗi tháng chưa đến một triệu tiền phân", ông nói.
Cây nho tính từ khi trồng, mất một năm thì ra hoa kết trái và khoảng ba tháng để chín. "Tôi để trái chín tự nhiên, hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích nào vì mục đích vẫn là trồng cho gia đình ăn", ông cho biết.
Ban đầu chỉ trồng cho vui để nhà ăn nhưng do sản lượng nhiều nên ông đem bán với giá 60.000 - 80.000 đồng một ký.
Theo ông, giá nho bán cao hơn ngoài chợ do trái có vị ngọt, đảm bảo an toàn và khách được hái ngay tại vườn. Đa phần khách đặt mua từ trước và đến tận nhà hái.
Ngoài trồng nho, ông còn nhân giống cây để bán với giá 400.000 - 600.000 đồng một chậu.
"Việc nhân giống không hề đơn giản, phải mất cả nửa năm mới chiết xong cây giống. Ai muốn trồng tôi cũng sẵn sàng chỉ hết bí quyết chăm sóc", người đàn ông 64 tuổi cho biết.
Trung bình, mỗi gốc nho ông thu được 30 ký trái trong một vụ. Mỗi năm ông thu ba vụ với sản lượng khoảng ba tấn nho, cùng với tiền bán cây giống, mang về thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
"Chỉ trồng để chơi mà vẫn có thêm đồng thu nhập là vui rồi. Trồng nho ở đô thị cần phải có sự kiên nhẫn và không nên đặt nặng việc kinh doanh vì không phải ai cũng có đất rộng để trồng", người đàn ông 64 tuổi chia sẻ.
Vườn nho trĩu quả của lão nông Sài Gòn.
Quỳnh Trần (vnexpress)
Nhân dịp về tham dự Lễ Phạt mộc xây dựng Ngôi Từ đường Trương tộc Việt Nam ngày 11 tháng 2 năm 2018, Hội đồng họ Trương Việt Nam đã nhận được những tấm lòng thơm thảo đưa tâm cung tiến , ủng hộ công cuộc xây dựng nhà thờ
Ngày xuất viện em Diễm nghẹn ngào xúc động nói “con vô cùng biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Trương Văn Đoan, Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam và bà con họ Trương cả nước đã giúp đỡ con vượt qua cơn hoạn nạn, nếu không có tình yêu thương của mọi người, chắc con khó qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, cảm ơn cô dì chú bác, anh chị em dòng họ trong cả nước đã cứu sống con, như vậy con được sinh ra lần thứ hai”.
Ngày 30 tháng 12 năm 2017, Hội đồng họ Trương Việt Nam tổ chức lễ cúng tất niên năm dương lịch 2017 tại đất nhà thờ họ (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và dâng lễ Danh nhân Lịch sử Trương Hán Siêu.
Ngày 8/12/2017 Câu lạc bộ Doanh nghiệp họ Trương Việt Nam đã cử người về khảo sát khu đất, định hướng xây dựng và thống nhất với gia đình anh Ân để Hội đồng họ Trương Sầm Sơn bắt đầu triển khai xây dựng
Gia đình ông Trương Văn Ân – Nguyên gốc ở Quảng Bình, hiện cư trú tại thôn 4 xã Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, bản thân anh Ân là lao động tự do, vợ bị tật nguyền buôn bán hàng vặt tại chợ quê. ........ Ngày 25/11/2017 vừa qua, trong khi anh đi làm vắng, vợ đi chợ, ba cháu nhỏ ở nhà thì xảy ra hỏa hoạn, người dân xung quanh đã đến dập lửa, cứu thoát được 2 cháu. Riêng cháu thứ hai (4 tuổi) ngủ trong phòng không cứu được bị thiêu cháy. Toàn bộ đồ dùng trong nhà bị cháy hết.