Ký niệm ngày 30/4 – Thống nhất đất nước
“Năm tháng đã qua đi, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc một trang sử vàng chói lọi, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc…”
Ký ức về ngày 30/4
KHÚC KHẢI HOÀN CA
ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI
Trương Ngọc Vui
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng đối với nhiều người dân Việt Nam thì ngày 30/4 lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức: Sài gòn được giải phóng, chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, non sông thu về một mối. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đã trọn vẹn, Việt nam ca khúc khải hoàn.
“Năm tháng đã qua đi, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc một trang sử vàng chói lọi, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, đi vào lịch sử thế giới như một chiếm công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc…”
Bốn mươi hai năm đã trôi qua, nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 vẫn còn mãi trong tôi thế hệ những người học sinh sống trong thời chinh chiến : đầu đội mũ rơm, vai khoác túi bông băng cứu thương, tay cắp sách đến trường.
Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, hàng ngày phải chứng kiến cảnh máy bay Mỹ dội bom tàn phá quê hương, xóm làng miền Bắc, gây bao cảnh tang thương ly tán, chứng kiến những cuộc chia tay lên đường của những người thân yêu đi mãi không về, chứng kiến những cảnh khóc than của những người mẹ, người chị khi nhận được giấy báo tử người thân của mình mới thấu hiểu được cảm xúc vỡ òa mừng vui của hàng triệu người dân Việt Nam khi nghe tin Sài gòn giải phóng.
Thế hệ chúng tôi lớn lên trong cảnh cơm độn khoai sắn vẫn không đủ no, quần áo khâu chắp vá của người khác cũng không đủ mặc, chúng kiến đau thương mất mát do chiến tranh xảy ra thường xuyên, cắp sách đến trường mà lòng mong mỏi lớn lên tiếp bước cha anh cầm súng đi trả thù cho những hy sinh đau khổ, giải phóng đất nước. Dù còn non trẻ, học trong mái trường tre lá nhưng vẫn thường xuyên nghe tin về chiến sự. Tháng 3/1975 tin giải phóng Ban Mê Thuật đã làm náo nức mọi tấm lòng, thu hút mọi người, mọi nhà theo dõi tin chiến sự miền Nam từng ngày, từng giờ. 12 giờ ngày 30/4, hệ thống loa phát thanh công cộng phát tin của Đài tiếng nói Việt Nam đọc tin chiến thắng: “ Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được: Đúng 11 giờ 30 quân ta tiến vào Sài gòn đánh chiếm Dinh Độc lập- Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng…”. Vùng nông thôn nghèo bỗng xôn xao, vỡ òa cảm xúc, người người đổ ra đường ra ngõ ý ới gọi nhau, thông báo cho nhau tin chiến thắng, nước mắt tuôn rơi: Giải phóng rồi, chiến tranh đã kết thúc rồi. Đau thương mất mát giờ đây đã hết, những người con, người anh, người chị đi thanh niên xung phong, đi bộ đội giờ đây có hy vọng trở về. Những người mẹ không còn phải trao đi những đứa con mới trưởng thành, phới phới tuổi xuân, ra đi mà không thể hẹn ngày trở lại… Lớp trẻ chúng tôi hòa trong niềm vui chung của đất nước, khóc cười lẫn lộn.
Ngay trong ngày 30/4, các thầy cô giáo đã chạy đi loan báo cho chúng tôi: em nào có cờ thì ngày mai mang đến trường mít tinh mừng chiến thắng. Ngày 1/5, khắp dọc các đường quê, lối ngõ nhà nhà treo cờ, ảnh Bác, sân trường của chúng tôi rực rỡ cờ hoa. Thầy hiệu trưởng đọc tin đất nước thống nhất trong niềm vui nghẹn ngào, nhiều thầy cô và học sinh chúng tôi nước mắt cũng rưng rưng. Những học sinh lớp nhỏ ngơ ngác nhìn thầy cô, anh chị cười rồi lại khóc. Em gái tôi hỏi: anh ơi, sao mọi người khóc lại cười. Tôi không thể giải thích “ vì sao” cho em gái.
Năm 1975, đất nước thống nhất, cũng là năm cuối cấp của lớp chúng tôi, rời xa mái trường thân yêu với nhiều kỷ niệm, chúng tôi mỗi người mỗi hướng, người học tiếp cấp III, người về tham gia lao động sản xuất, nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 vẫn vẹn nguyên mãi mãi trong tôi.
Hôm nay, đất nước đang trong thời kỳ phát triển, mọi người được sống trong hòa bình, hạnh phúc, cuộc sống của người dân được ăn ngon mặc đẹp, nhắc lại thời chiến tranh gian khó để thấy được giá trị lớn lao của hai chữ “Hòa bình” mà dân tộc ta hy sinh bao máu xương mới có được. Để thấy được vì sao Đảng và Chính phủ luôn luôn giữ một chính sách ôn hòa, mong muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, cố gắng gìn giữ cuộc sống bình an cho dân tộc.
Nam Định, ngày 28/4/2017
Trương Ngọc Vui
Thực hiện nghị quyết của CLBDN họ Trương Việt Nam: “Đoàn kết, trí tuệ và phát triển”. Ngày 23/4/2017 tại khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình, nằm bên dòng sông Nhật Lệ thơ mộng; trung tâm thành phố Đồng Hới đã diễn ra hội nghị CLB doanh nhân doanh nghiệp họ Trương tỉnh Quảng Bình. Với đông đủ doanh nhân doanh nghiệp trong cả nước về tham dự. Đặc biệt có Hội đồng họ Trương Việt Nam, CLB doanh nghiệp họ Trương Việt Nam đã quan tâm về sớm tham dự, gửi trọn tình cảm cho người họ Trương Quảng Bình thân yêu.
Đầu xuân Đinh Dậu 2017, Hội đồng họ Trương Việt Nam có chuyến du xuân tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ trong đó có Bến Tre. Nói đến Bến Tre mỗi người dân Việt Nam ai ai cũng biết và tự hào về phong trào Đồng Khởi lịch sử giai đoạn 1959-1960 đã làm nên trang sử vàng chói chang của dân tộc. Đây cũng là nơi đã sinh ra vị nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam – Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nữ tướng còn được gọi với cái tên trìu mến là “bà ba Định”, bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận.
Nhận lời mời của Chủ tịch Trương Quang Phúc và Câu lạc bộ Doanh nghiệp họ Trương tỉnh Quảng Bình, ngày 22/4/2017 tôi trở lại quê hương mẹ Suốt sau nhiều năm xa cách. Đất trời như chiều lòng người, ngày 21 trời nắng gay gắt, nhiệt độ trên 32 độ, vậy mà sáng ngày 22 không khí đã trở nên dịu mát, nắng nhẹ, nhiệt độ 22 đến 24 độ, có lẽ mẹ Suốt đã thương tình, mang cái nắng “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” về nơi núi thẳm, cho những đứa con xa đỡ phần vất vả.
Bà Trương Thị Sáu năm 1927 và con trai đầu Nguyễn An Định - Ảnh: Trầm Hương chụp lại từ tư liệu gia đình Vâng, chắc hẳn phải có một tình yêu vĩ đại nên người phụ nữ ấy mới dám vượt lên 'cái tôi' kiêu hãnh để cùng ông đi suốt cuộc đời
Gia đình ông Trương Văn Bang trước Cách mạng Tháng Tám có nhiều người bị giặc sát hại, bản thân ông trải qua nhiều sóng gió, tù đày, nhưng luôn là gia đình mẫu mực, giàu truyền thống đấu tranh yêu nước.