Trương Quốc Dụng là người làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hồi nhỏ tên là Khánh, tự Dĩ Hành, Nhu Trung, hiệu Phong Khê. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, từ Thăng Long( Hà Nội) vào định cư ở đất Long Phúc - Phong Phú ( xã Thạch Khê ngày nay) từ năm 1549. Trong nhà thờ tổ của họ Trương Quốc ở xã Thạch Khê hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật, câu đối, cuốn thư, đại tự, biển "Ân tứ vinh quy" vua ban năm ông đậu Tiến sĩ, nhiều Sắc Phong của các đời vua, trong số đó có những câu đối: "Phong thuỷ yến kim di thập đại/ Thạch bi ngật lập cổ Tam Hà" (ở vùng sông nước Phong Phú lặng lẽ, đến nay họ ta đã truyền 10 đời/ Bia đá sừng sững bên sông Tam Hà xưa); "Trinh linh phất dẫn ư trường kiến / Khoa hoạn lưu hương khả đỉnh minh"(Tinh linh của tổ tiên, quỹ thần không đưa đến điềm lành cho mình thấy/ Nhưng khoa hoạn lưu tiếng thơm có thể ghi bài minh lên đỉnh đồng).
Đúng vậy, thế kỷ 18, họ Trương Quốc Long Phúc - Phong Phú phát triển rực rỡ với những tên tuổi: Sinh đồ Trương Quốc Liễn, sinh đồ Trương Quốc Cơ, hương cống Trương Quốc Kỳ, tú tài Trương Quốc Bảo...Trương Quốc Dụng là đời thứ 11. Cha ông là tú tài Trương Quốc Bảo, thầy giáo nổi tiếng hay chữ, có nhiều học trò đỗ khoa bảng, được Phong hàm Trung thuận đại phu Hàn Lâm Viện, mẹ là Chánh tam phẩm thục nhân Trần Thị Cường.Ông nội là Trương Quốc Kỳ, đỗ đầu Hương cống (khoa thi 1753), là thầy dạy học của con vua Lê Hiển Tông :Thái tử Lê Duy Vĩ; chúa Trịnh lấn át vua Lê rồi giết cả Thái tử, ông Kỳ nêu cao khí tiết của một nhà nho chân chính không chịu luồn cúi kẻ quyền quý nên bị Đoan Nam Vương(Trịng Khải) bắt giam ở ngục Bả Môn. Sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc gương cao ngọn cờ phù Lê, diệt Trịnh, ông Kỳ được thả, ông về quê mở trường dạy học. Cố nội Trương Quốc Dụng là Trương Quốc Nghìn là người giỏi võ tướng làm Chánh bảo vệ thành Thăng Long và cũng là nhà kinh tế giỏi được phong phó Thiên Hộ, thời Lê... Trương Quốc Dụng thông minh nổi tiếng thần đồng từ lúc nhỏ, lên 4 tuổi đã biết đối đáp câu đối, 8 tuổi đã làm nhiều thơ phú, năm 1821 đỗ Tú tài, năm 1825 đỗ Cử nhân, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu [Minh Mạng] thứ 10 (năm 1829). Ông làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hơn 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từng làm: tri phủ Tân Bình, Hình bộ lang trung, án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, tả thị lang (các bộ: Lễ, Lại, Công, Hình), tham tri (các bộ: Công, Binh, Hộ),Viện Hàn lâm chủ khảo một số khoa thi Hương, thi Hội, thượng thư bộ Hình, Kinh diên nhật giảng quan ( giảng sách cho vua hàng ngày), Tổng tài Quốc sử quán, chuyên quản Khâm thiên giám, Thống đốc Hải An quân vụ đại thần, hiệp biện đại học sĩ, Hiệp thống Hải An quân vụ đại thần, Đông các đại học sĩ v.v...
Danh tướng chống ngoại xâm và dẹp phản loạn:
Trương Quốc Dụng là một vị tướng giỏi đã được Nhà vua tin cậy 3 lần giao đi dẹp loạn và đánh giặc ngoại xâm. Năm 1833 phò tá cho Tham tán đại thần Trương Minh Giảng dẹp loạn Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt)nổi đậy chiếm thành Gia Định 3 năm liền. Năm 1834, đánh lui quân Xiêm xâm lược vào 6 tỉnh biên giới Tây Nam bộ, đuổi giặc ra khỏi biên giới đến tận Battambang. Năm 1862, Pháp đã đánh chiếm 6 tỉnh Nam Bộ, ở phía Bắc thực dân Pháp sử dụng lực lượng tay sai của chúng là Tạ Văn Phụng, giúp đỡ tiền bạc, vũ khí, cố vấn quan sự đánh chiếm các tỉnh Đông Bắc bộ."Tháng 6/1862, bọn Phụng vây hãm phủ Nam Sách, đánh chiếm thành Hải Dương, tấn công Phục Dực, Quỳnh Côi (Nam Định). Tháng 7/1862 chúng chiếm thành Quảng Yên, rồi chiếm Phủ Cừ Ân Thi (Hưng Yên)...Tỉnh thần dâng sớ báo cấp, Thượng thư Bộ hình Trương Quốc Dụng được cử làm tướng chỉ huy quân đội đưa quân Kinh thành và quân Thanh -Nghệ tĩnh ra bắc đánh giặc.Tháng 8 Trương Quốc Dụng, Đào Trí ở thành Hải Dương ra quân đánh tan bọn giặc giải vây cho tỉnh thành. Sau 7 trận giáp chiến, tháng 12/1862, giặc Tạ Văn Phụng bị quan quân triều đình đánh tan tác từ Nam Sách, Kinh Môn chạy về Quảng Yên và đầu hàng. Riêng bọn thủ lĩnh chạy trốn ra chiếm giữ đảo Đồ Sơn và đảo Cát Bà". Năm 1863, Trương Quốc Dụng giữ chức Hiệp thống cùng hiệp đồng với Tổng thống Nguyễn Tri Phương tổ chức truy quét giặc ở ngoài biển Đông Bắc và chẳng may bị hi sinh trong trận đánh truy đuổi giặc ở vùng Trủng Hồ thôn La Khê xã Tiền An huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên ( nay là tỉnh Quảng Ninh).Với những chiến thắng oanh liệt tại biên giới Đông Bắc những năm 1862 - 1864 và gắn liền tên tuổi một vị tướng từng đánh giặc nơi biên cương , hải đảo, Trương Quốc Dụng được thờ ở Miếu Trung Liệt Đống Đa Hà Nội (cùng thờ có cha con Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Đoàn Thọ , Nguyễn Cao và vua Quang Trung -Nguyễn Huệ được đưa vào thờ sau này).
Trương Quốc Dụng là một chiến lược gia cải cách: đứng trước một thực tế đất nước đang bị ngoại xâm dòm ngó, bộ máy quan lại cồng kềnh, triều đình chi tiêu xa hoa lảng phí, nhân dân đói khổ; Trương Quốc Dụng đã gửi bức thư mật dán kín lên vua Tự Đức kiến nghị nhà vua 5 ưu tiên cải cách: Chống lảng phí, bỏ xa xỉ mà theo kiệm ước; Giảm nhẹ tội hình ngục; Giảm thủ tục hành chính, bớt văn thư; Sửa lại thói quen nhân sĩ mà trọng tâm là cải cách dạy, học, thi cử; Chọn lọc quan lại ở các cấp: Sắc xuống Quan triều đình thì cho nghỉ những kẻ tham quyền cố vị, cố bám địa vị nhưng lại không đủ tài năng, kiến thức; quan ở tỉnh thì phải tinh giảm làm trong sạch đội ngũ; Quan ở huyện không thêm hay phân chia phủ, huyện, đặt thêm chưc quan làm cồng kềnh bộ máy, sinh ra lắm kẻ ăn hại luồn lách, đục khóet của dân. Ông viết quan điểm trị nước:" Hậu trạch, thâm nhân dưỡng dân dã"( Thực thi ân huệ dồi dào, lòng nhân sâu rộng, để nuôi dưỡng dân).
Nhà sử học:
Ông là nhà sử học lớn đương thời khi ở cương vị Tổng tài quốc sử quán đã cùng nhóm làm sử biên soạn: "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", một bộ sử đồ sộ 52 quyển, chép lịch sử nước ta từ đời Hùng Vương đến năm Lê Chiêu Thống thứ 3 (1789). Cùng với bộ sử Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử gia triều nhà Hậu Lê là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam.Ông còn tham gia biên soạn : Đại Nam thực lục tiền biên, Lịch đại vinh sử phú...
Nhà Thiên văn học:
Ông là nhà thiên văn học uyên bác, người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19, người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn. Sách Đại Nam thực lục Chính biên Liệt truyện chép về ông:
Quốc Dụng là người trầm tỉnh, dẫu làm quan chưa từng rời quyển sách, người đều suy tôn là học rộng. Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền. Quốc Dụng quản lĩnh Khâm thiên giám hàng ngày truyền dạy cho mới nối được nghề học ấy.
Sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn viết về Trương Quốc Dụng như sau:
Ông tính tính tình điềm tĩnh, học rộng lại đọc nhiều sách, ngoài văn chương cử nghiệp, sở học của ông cũng đóng góp được nhiều cho văn hóa nước nhà đương thời. Ví như lối làm lịch của nước ta, các đời trước cứ theo lịch Đại Thống ở Trung Hoa nhà Thanh mà làm rồi ban ra cho dân gian hơn 300 năm mà không hề sửa chữa, về sau loạn lạc bị thất truyền nên lắm chỗ sai lầm. Khi ông trông coi Khâm thiên giám mới tham cứu lịch Đại Tượng Khảo đời Khang Hy nhà Thanh và các sách làm lịch của phương Tây, từ đó làm lịch rất tinh tường. Hồi ấy, các giáo sĩ Tây phương khi so sánh nhật thực,nguyệt thực đã đánh giá lịch ta làm ra thấy chính xác hơn lịch của Trung Hoa.
Theo sách "Đại học sĩ Trương Quốc Dụng" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết:
Trương Quốc Dụng là một nhà thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ thứ XIX. Với tư cách là một nhà thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà thiên văn học Việt Nam. Và, cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam.
Nhà văn Việt Nam:
Trương Quốc Dụng được đánh giá là nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ thứ 19, được ghi chép ở các bộ từ điển Văn học, từ điển Tri thức phổ thông, từ điển Văn hóa...Trương Quốc Dụng là tác giả bộ sách "Thoái Thực Kí Văn gồm có 8 quyển, bộ sách này đã được Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Lợi, Hoànbg Văn Lâu dịch 5 quyển và được rất nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu. Đánh giá của các nhà nghiên cứu về bộ sách Thoái thực kí văn là cuốn bách khoa nhỏ về xã hội Việt Nam ở thế kỉ thứ 18 - 19. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu sinh chọn bộ sách Thoái thực kí văn làm báo cáo luận văn khoa học Thạc sĩ và Tiến sĩ.Trương Quốc Dụng còn biên soạn các cuốn:Văn quy tân thể, Chiếu biểu luận thức, Chiếu biểu tập, Ninh Bình sự tích, Thanh Hóa kí thắng, Khâm định đối sách chuẩn thắng...ông viết rất nhiều thơ và ca trù, sau khi ông mất, vua Tự Đức vì phục tài mà sai người ghi chép lại thơ văn của ông, trong đó có tập thơ Trương Nhu Trung thi tập, thơ khắc trên vách đá tại núi Non Nước ( Ninh Bình), trên vách đá ở động Kính Chủ (Hải Dương), vua Tự Đức sai ông cùng Phan Thanh Giản viết bài minh khắc trên bia mộ Thái bảo, Cần chánh điện, Đức Quốc Công Phạm Trung Nhã thân phụ của bà Từ Dũ ( mẹ vua Tự đức).
Tấm gương đạo đức sáng ngời:
Thấm nhuần tư tưởng của đạo Phật, ông luôn mở rộng tâm từ với người sống, coi dân như ruột thịt; tổ chức giúp dân khai hoang lập làng tại các tỉnh Quảng Ngãi, Hưng Yên những năm ông làm Án Sát ở đó; tự xuất tiền của gia đình và vận động những nhà giàu cỏ đóng góp tiền tổ chức xây dựng 9 cánh hàn dọc theo bờ sông Hạ Hoàng bảo vệ vùng đất Tổng Hạ Nhất, Tổng Hạ Nhị tại vùng Thạch Hà Hà tĩnh. Thấu hiểu nổi khổ cực của dân đánh cá vạn chài khi chết không có đất chôn xác phải ném xuống dòng sông Hạ Hoàng(nay còn gọi sông Hộ Độ), ông đã dâng sớ lên Nhà vua xin tiền mua đất dọc bên hai bờ sông, mỗi bên 12 thước cho dân Vạn Kì Xuyên, Vạn Lạc Thuỷ khi chết có đất chôn. Lại nói, Pháp mở đường xâm lược nước ta đầu tiên chúng lợi dụng các cha cố đạo người phương Tây vào truyền đạo lôi kéo giáo dân bạo động gây bất ổn, vụ việc Lê Văn Khôi chiếm thành Gia Định có bàn tay của cha cố người phương Tây, các vụ nổi dậy của giáo dân ở các tỉnh phía Bắc cũng nhằm chuẩn bị đón Lê Duy Minh (Tạ Văn Phụng) về nước. Triều đình đã ra các đạo dụ có tính pháp luật đàn áp giáo dân. Trương Quốc Dụng dâng sớ lên vua can gián không đàn áp giáo dân, coi lương, giáo đều là con dân nước Việt. Ông viết:" Lương giáo tương yên hệ thị triều đình chi xích tử (lương hay giáo cũng đều là con đỏ của triều đình)
Sau khi mất, Trương Quốc Dụng được thờ ở Miếu Trung Liệt (Đống Đa Hà Nội), đền Trung Nghĩa (Huế), nhân dân thôn La Khê xã Tiền An huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh lập đền Song Trung Từ để thờ ông và phó tướng Văn Đức Giai(đền thờ đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 2000), triều đình đã truy tặng "Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, Thuỵ Văn Nghị", nhiều đời vua tiếp sau Sắc Phong Bảo dực Trung hưng tôn Thần. Đền thờ và lăng mộ Trương Quốc Dụng tại quê nhà xã Thạch Khê huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận di tích lịch sử-văn hoá năm 2005. Tại Sài Gòn cũ, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1955 đã có một con đường dài 500 m mang tên ông (ghi sai là Trương Quốc Dung), nối đường Hoàng Văn Thụ với đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận).
Quang cảnh nhà thờ Đông các đại học sĩ, tiến sĩ Trương Quốc Dụng tại xã Thạch Khê, Hà Tĩnh.
Khu mộ và đền thờ chính của ông hiện nay ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Thưa ở ấp An Đông, xã Hương Nhượng (Giồng Trôm) đã góp 6 triệu đồng từ tiền dành dụm của mẹ để xây cầu bê-tông cốt thép dài 15m, mặt cầu rộng 1,4m phục vụ cho 40 hộ dân ở tổ NDTQ số 4 và 14 thông lộ liên ấp trong xã. Cầu trị giá 15 triệu đồng do xã, ấp vận động và nhiều bà con sở tại đóng góp xây dựng.
Trò chuyện với PV Báo GĐXH, bà nói rằng, nạn đói năm Ất Dậu, rồi Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là những mốc lịch sử trọng đại của dân tộc và cũng vô cùng ý nghĩa đối với cuộc đời của bà sau này.
Trung tá Trương Thị Thanh Trúc, người từng có hơn năm năm chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ (1964-1969) vẫn không cầm được nước mắt khi nhắc những kỷ niệm về Bác. Giọng cô nghèn nghẹn: “Đọc báo thấy quan chức tỉnh này tỉnh nọ xa hoa, phung phí lại ngậm ngùi nhớ đến Bác. Cả một đời Bác sống giản dị, bao dung như thế để nhiều thế hệ học tập...”.
Ở vị trí công tác vừa lãnh đạo, chỉ đạo vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, nhiều năm qua, những việc làm thầm lặng của Chị đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Chị là thượng tá Trương Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1957, Trưởng phòng Bảo vệ An ninh nội bộ và Văn hoá tư tưởng - Công an tỉnh Kiên Giang. Là một cán bộ trong ngành an ninh, chị luôn rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Luôn khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.
Chứng kiến việc làm từ thiện của bà, ban đầu nhiều người không hiểu đã cho rằng bà là người thích “chơi trội”. Bà cũng chẳng mấy bận tâm đến điều đó. Đối với bà, điều quan trọng nhất là góp được một phần sức lực, của cải giúp đời. Bà là Trương Thị Thảo, mẹ liệt sĩ ở quận Ba Đình, Hà Nội.