Một người con của vùng đất Quảng Ngãi, mang dòng họ Trương. Tấm gương sáng về tinh thần cầu tiến, hiếu học, nỗ lực phấn đấu không ngừng trong công tác.
Xuất thân từ người du kích Thôn Hùng Nghĩa- xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; trong cuốc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, khi đó ông chỉ vừa tròn 16 tuổi. Suốt bao năm chìm đắm trong khói của bom đạn Mỹ ngụy cài xới trên mảnh đất lúc đó còn gọi là " Vùng Cộng Sản", ông cùng với dân quân xã Phổ Phong đã anh dũng bám trụ, giữ đất, giữ làng trước những cuộc càn quyét, bắn giết, đốt phá; xóa sạch để để dồn dân; nhưng tất cả đã không thể khuất phục được ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn, quyết giữ gìn thôn làng, quê cha đất tổ của dân quân Phổ Phong.
Phải nói là còn sống sót cho đến ngày giải phóng là một sự kỳ diệu. Tháng 6 năm 1975, ông được đứng vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Được Đảng và Quân đội huấn luyện, đào tạo, ông đã từ một y sỹ, đã nhận được bằng đại học y khoa Huế, rồi chuyên tu chuyên khoa cấp 1, nay là - Đại tá -chuyên khoa cấp I - Trưởng Khoa Tai mũi họng- Bệnh Viện C 17 Quân Khu 5.
Bản lĩnh và sự kiên cường của người con họ Trương vùng Cộng sản ngày nào vẫn luôn sôi sục, dù là trong chiến đấu hay trong học tập, xây dựng tổ quốc.
Trương Thái Du Sinh năm 1968, Chuyên môn chính: Kỹ sư hàng hải. Hiện sống tại quận 2, Tp. HCM. Kinh doanh tự do và viết văn - khảo sử nghiệp dư.
"Nhà thơ đứng" Trương Quang Thứ bộc bạch: "Nếu không có văn chương, người tật nguyền như tôi chết lâu rồi. May sao tôi còn lấy được vợ, sinh con và nuôi chúng thành đạt, dựng được ngôi nhà tươm tất thế này. Văn chương đã cứu sống đời tôi!".
Những cuộc rong chơi dường như không bao giờ dừng lại với Trương Đình Quế, mới thấy ở Sài Gòn đã lại thấy bóng dáng của điêu khắc gia này ở Đà Lạt, mới ở Đà Lạt lại thấy lão ngoan đồng đang ở trại của mình ở Đồng Nai, nơi lão hay mời mọc anh em về chơi với lời nài nỉ “xuống chơi đi, nhớ dắt theo người yêu, xuống mà tắm tiên, bảo đảm tau không có nhìn đâu” - Nói xong lão cười he he, với cái nhìn hấp háy hồn nhiên.
“Gia tài” cha mẹ để lại chỉ là căn nhà rách nát, mười chị em mồ côi ở cuối xóm nghèo làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) sống cảnh nheo nhóc, nháo nhác như đàn gà con mất mẹ. Trong tận cùng khốn khó, họ đã biết cùng nhau vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời bằng một nghị lực sống phi thường và một ý chí vươn lên mãnh liệt.
Dù đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng nhưng anh vẫn tiếp tục bước đi bằng niềm tin, nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng, với nghề bán vé số hằng ngày, anh chỉ có thể đắp đổi cơm ngày hai bữa, vì thế, ước mơ về một mái nhà che mưa, che nắng với anh trở nên thật xa xôi.